Kiến thức tổng quát về thép làm dao

Về cơ bản, các loại thép dùng làm lưỡi dao được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí sau đây:

Độ cứng - Hardness:

Độ cứng là khả năng chống biến dạng khi chịu áp lực từ bên ngoài vào hoặc khi dao chịu phản lực khi sử dụng. Độ cứng của thép làm dao thường được goi là độ "khỏe" và thường được đo bằng thang đo Tockwell C (còn gọi là HRC)

Độ dẻo - Toughness:

Dẻo dai là khả năng chống lại thiệt hại khi lưỡi dao bị tác động cực mạnh. Điều này xác định bằng khả năng chịu "uốn cong" mà không bị "vỡ - gãy". Nứt, vỡ là kẻ thù tồi tệ nhất của con dao và không dễ dàng sửa chữa. Lưu ý rằng thép càng "cứng" thì khả năng "dẻo" lại càng kém và ngược lại. Dù sao thước đo độ "dẻo" không được chuẩn hóa như độ "cứng"

Chống hao mòn - wear resistance

Chống hao mòn là khả năng chép chịu đựng sự mài mòn - abrasive và khả năng kết dính - adhensive wear. Mài mòn là khi dao tiếp xúc với bề mặt mềm, mịn, nó sẽ bị mòn đi từng chút một. Khả năng kết dính được đánh giá khi lưỡi dao chịu tác động từ vật liệu thô hơn, nếu kết dính kém, những mảng thép nhỏ sẽ bong ra khỏi kết cấu con dao. Chịu hao mòn thường tương quan với độ cứng của thép nhưng cũng liên quan đến các chất hóa hoc cụ thể trong thép. Thép được tôi với độ cứng như nhau, nhưng nếu thép nào có nhiều Cacbua hơn, thường sẽ chồng hao mòn tốt hơn.

Chống ăn mòn - Corrosion Resistance

Chống ăn mòn là khả năng chống ăn mòn như rỉ sét gây ra bởi các yếu tố như bụi bẩn, độ ẩm và muối. Lưu ý rằng một khả năng chống ăn mòn cao không liên quan đến hiệu năng tổng thể của lưỡi dao

Giữ cạnh sắc - Edge Retention

Giữ cạnh sắc là khả năng giữ cạnh sắc bao lâu trong quá trình sử dụng. Đây là điều mà ta nói hàng ngày nhưng rất tiếc là các phép đo tiêu chuẩn thường là các "dữ liệu" chủ quan (chưa có tiêu chuẩn rõ ràng). Đối với tôi, duy trì cạnh sắc là một sự kết hợp giữa chống mài mòn và chống biến dạng của "cạnh sắc"

Rất tiếc là "thép làm dao tốt nhất" không đơn giản là thép có những đặc tính tốt nhất như trên. Phải có sự đánh đổi. Cơ bản nhất bạn sẽ thấy, sẽ có sự đánh đổi giữa độ cứng và độ dẻo. Một con dao khi rất cứng, thì sẽ giòn, dễ dàng bị gãy, mẻ khi gặp bề mặt cứng. Một con dao dùng thép đủ dẻo để chịu được biến dạng, lại gặp khó khăn khi giữ cạnh sắc.

Và một điều cần lưu ý với khái niệm "stainless steel - thép không gỉ" là nó gây hiểu lầm. Thép không gỉ không có nghĩa là nó không gỉ, chỉ có gỉ ít hay gỉ nhiều. Đa phần phép sẽ "đổi màu" nếu nó tiếp xúc với môi trường trong thời gian đủ dài. 

Nếu bạn biết rõ nhu cầu sử dụng dao của mình thì bạn sẽ chọn được thép tốt nhất cho nó.

Các loại thép thông dụng

Các loại thép làm lưỡi dao phổ biến thường rơi vào các loại sau:

Thép công cụ - Tool Steel

Hợp kim thép chủ yếu rất cứng, sử dụng trong các chi tiết chuyên để cắt. Một số thép phổ biên trong nhóm này là D2, O1 và seri thép Crucible CPM  (ví dụ CPM 3V) cộng với thép "high speed" như M4.

Carbon Steel

Thường được sử dụng ở những con dao "thô ráp" mà độ "trâu bò", độ bền là quan trọng. Các con dao sinh tồn và dao machete thường được làm bằng thép này. Nó có thể mất cạnh sắc nhanh, nhưng cũng dễ dàng mài lại. Sự hi sinh ở đây là thép dễ bị ăn mòn vì lượng Chrome thấp. Thép Carbon phổ biến nhất là 1095.

Thép không gỉ - Stainless steel

Về cơ bản, thép Carbon thêm Chrome và một vài thành phần khác để chống ăn mòn và tăng chất lượng ở một vài khía cạnh khác. Tuy nhiên nó làm tăng giá thành và giảm độ dẻo. Các dao EDC ngày nay thường làm từ các loại thép này như 400, 154CM, AUS, VG, CTS, MoV, Sandvik và seri Crucible SxxV. Chú ý rằng để được gọi là thép không gì, nó phải có ít nhát 13% Chrome.

 

Các loại thép làm dao ngày nay

Dưới đây là các loại thép bạn thường tim thấy trên những con dao ngày này. Vâng, về mặt kỹ thuật thì các loại thép "tốt hơn" trên thị trường ta có CPM-125V, CPM-10V, K294... nhưng chúng cực kỳ hiếm trên thị trường. Do chúng không phổ biến nên tôi không xét đến chúng. Danh sách dưới đây được xây dựng dựa vào "hiệu năng" của thép dựa trên nhiều yếu tố.

Siêu cao cấp - Ultra Premium

CPM S110V

*Thanh Dat Knife CPM-S110V

Giữ cạnh sắc 10 điểm, chống ăn mòn 6 điểm, dễ mài 1 điểm

Rất đơn giản, chống ăn mòn và giữ cạnh sắc là yêu cầu cơ bản của con dao. Loại thép này vẫn còn tương đối hiếm trên thị trường và không thể phân biệt được nó với CPM-S90V nếu bạn không có phòng thí nghiệm. Nhưng thực sự không có gì giữ cạnh sắc tốt như CPM-S110V. Thực sự tốn kém cho những nhà sản xuất dao muốn mài thép CPM-S110V, khó mài nhưng bù lại sẽ giữ cạnh sắc cực tốt (điều này đã được Spyderco Military "biểu diễn" qua review của họ)

CPM S90V

Giữ cạnh sắc 9 điểm, chống ăn mòn 5 điểm, dễ mài 1 điểm

Đây là thép đỉnh cao  về độ chống ăn mòn và giữ cạnh sắc. Như bạn biết muốn nhiều Carbon để thép cứng mà không giòn, bí quyết ở đây là pha vào thật nhiều Vanadium, lượng này gấp 3 lần so với thép Elmax hoặc S30V. Vậng, nó siêu đắt tiền và đòi hỏi một vị thánh có tên "kiên nhẫn" để mài nó. Ngoài một người em họ là CPM-S110V (xem ở trên), thì S90V là vô địch thiên hạ trong khả nặng giữ cạnh sắc và chống mài mòn. Một trong những con dao "hot nhất thị trường" hiện nay dùng thép này là Benchmade 940-1 với hiệu năng vượt trội.

Bohler M390

Giữ cạnh sắc 9 điểm, chống ăn mòn 7 điểm, dễ mài 2 điểm

M390 là một trong những siêu thép mới, được sản xuất bởi Böhler-Uddeholm (kết quả của sự kết hợp giữa 2 công ty Áo và Thụy Điển - Böhler và Uddeholm). Nó sử dụng công nghệ bột kim loại thế hệ thứ 3 và phát triển chất liệu cho lưỡi dao chống ăn mòn tuyệt vời và độ cứng rất cao. Chromium, Molybdenum, Vanadium, và Tungsten được thêm vào để tăng cường độ sắc, duy trì lợi thế giữ cạnh sắc nổi bật. Không giống với thép Hitachi ZDP-189,  M390 cho thêm vào rất nhiều Crom để chống ăn mòn. Bohler gọi nó là thép "gương", nó có thể mà nhẵn và phản chiếu như một tấm gương thật. Nó khá khó để mài sắc, nhưng dễ hơn S90V. Benchmade 581 là một ví dụ về con dao dùng thép M390 tốt nhất.

ZDP-189

Giữ cạnh sắc 8 điểm, chống ăn mòn 4 điểm, dễ mài 1 điểm

Thép ZDP-189 của Hitachi là một trong những siêu thép mới, có chứa lượng carbon và chrome cực lớn, có độ cứng không thể tin nổi lên đến 66HRC. Tất nhiên, duy trì lợi thế về giữ cạnh sắc tuyệt vời, đổi lại là rất tốn công để mài nó. Bạn nghĩ nhiều chrom sẽ khó bị ăn mòn và không gỉ? sai rồi, vì có quá nhiều carbon nên đi kèm với chrom cũng không giúp thép này chống được ăn mòn. Vì thế nó cứng hơn, giữ cạnh sắc tốt hơn S30V nhưng lại dễ bị ăn mòn hơn. 

CPM-20CV

 

Giữ cạnh sắc 9 điểm, chống ăn mòn 7 điểm, dễ mài 2 điểm

CPM-20CV là phiên bản khác của thép M390 của Bohler nhưng lai với thép CTS-204P. Là thép công cụ Powder Metallurgy (PM), nó kết hợp giữa khả năng chống ăn mòn tốt và giữ cạnh sắc tuyệt vời trong khi chống gỉ cực tốt vì có nhiều Chrome. Thép này hiện đang khá mới trên thị trường, và Benchmade đã dùng CPM-20CV trong các dòng 556-1 Griptilian của họ. Benchmade khẳng định thép M390 của họ cứng hơn, tuy nhiên 20CV lại giữ cạnh sắc tốt hơn.